order now

Liên hệ 0936700000 giao hàng tận nhà thuốc chống xuất tinh sớm, viagra cialis levitra và các loại thuốc cường dương thảo dược

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

SỬ TÀU NHẬN XÉT VỀ DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT (Trích "Việt Nam Thông Sử")

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • SỬ TÀU NHẬN XÉT VỀ DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT (Trích "Việt Nam Thông Sử")
    *********************************************************

    Năm Thái Ninh thứ tư (1075), trước khi Lý Nhân Tông tấn công nhà Tống đã lệnh Lý Thường Kiệt phạt Chiêm Thành không được đành rút lui. Nhưng ba châu mà nhà Lý đã ép buộc Chiêm Thành phải cắt nhượng sau xua dân Việt qua ở.

    Năm Hội Tường Đại Khánh thứ ba (1102), Lý Giác người Diễn châu (thuộc Nghệ An) mưu phản, Lý Thường Kiệt đi đánh, Lý Giác chạy đến Chiêm Thành, lãnh quốc vương Chế Ma Na sang tấn công đoạt lại đất ba châu Địa Rí, Ma Linh, Bố Chính. Năm sau (1104), Lý Nhân Tông lại mệnh Lý Thường Kiệt phạt Chiêm Thành, Chế Ma Na thua chạy, thỉnh cầu nộp lại đất ba châu như cũ.

    Lý Thường Kiệt bấy giờ đã hơn 70 tuổi rồi, phạt Chiêm Thành quay về khoảng 1 năm bèn tạ thế (quãng năm 1105). Lý Thường Kiệt là người phường Thái Hòa, huyện Thọ Xương (tp. Hà Nội), có tài làm tướng, giỏi thao lược, bắc xâm Tống triều, nam phạm Chiêm Thành, là một danh tướng bừng bừng dã tâm của Lý triều.

    ...

    Việc An Nam xâm phạm Trung Quốc đến cuối thế kỷ 11 đã trắng trợn và ngông cuồng mười mươi, thực khiến người ta giận sôi máu. Năm 1072 (năm Hy Ninh thứ năm nhà Tống), Lý Nhật Tôn mất, con là Lý Càn Đức đăng cơ, tức Lý Nhân Tông (1072 – 1127). Càn Đức nổi tiếng hiếu chiến, dưới sự phò trợ của Kiểm hiệu Thái úy Lý Thường Kiệt và Binh bộ Thị lang Lý Nhật Thành đã phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc đại quy mô, dã tâm lộ rõ mưu cầu bá nghiệp.

    Do nhà Lý không ngừng cướp biên và giết dân cư, cướp của cải súc vật, kể từ năm 1060 nhà Tống đã tích cực cho chú ý đặt trọng binh đóng giữ ở những nơi yếu hại vùng biên giới, sẵn sàng ngăn ngừa. Nguyên nhà Bắc Tống có thỏa thuận với nhà Lý rằng An Nam phải trao trả Dương Sĩ Tài và binh lính, trâu ngựa cho Trung Quốc, nhưng họ Lý láo xược vô lễ, cự tuyệt chấp hành. Trong tình cảnh khó nhịn nhục nổi như thế, Tống triều theo "phép bảo giáp", tích cực tổ chức binh lính tập huấn ở dải biên giới, cho Thẩm Khởi, Lưu Di ngồi trấn Quế châu, họp lính đinh các khe động làm bảo giáp (chế độ biên chế hộ tịch ngày xưa để quản lý nhân dân theo nhiều tầng. Một số nhà hợp thành một giáp;một số giáp hợp thành một bảo; giáp có giáp trưởng; mỗi bảo có một bảo trưởng – ND); lại đóng tàu thuyền ở bờ biển tập thủy chiến; lệnh sai các châu huyện nghiêm cấm giao dịch với Giao Chỉ, cho đó là đòn đánh trả lại Giao Chỉ. Đúng như sử thư Trung Quốc nói: "Ban đầu, Thẩm Khởi kinh lược Quảng Tây, nói phao là được ý mưu đánh Giao Chỉ". Sau lại "chiếu cho Lưu Di thay Khởi". Nhưng Lưu Di vì phòng ngự người Giao Chỉ vào cướp lần nữa nên "chấm họp lính tráng trao cho trận đồ, tập luyện theo mùa năm; tiếp theo lệnh chỉ sứ đôn đốc bờ biển Diêm vận họp quân thuyền dạy cho thủy chiến, cho nên bấy giờ nhất thiết ngăn cấm việc trao đổi giữa người Giao với châu huyện". Nhưng nhà Lý mượn cớ Trung Quốc đóng biên, Kiểm hiệu Thái úy Lý Thường Kiệt đề xuất kế "đánh đòn phủ đầu", xúi bẩy người trong nước khắp nơi tham gia chiến tranh đánh Tống.

    Tháng 12 năm Thái Ninh thứ tư (năm Hy Ninh thứ tám đời Tống Thần Tông: 1075), Lý Nhân Tông Lý Càn Đức lệnh Phụ quốc Thái úy "Lý thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn binh chia ra làm hai đạo, thủy bộ cùng tiến sang đánh nhà Tống, lấy cớ rằng nhà Tống đặt ra phép mới (chỉ cuộc cải cách biến pháp của Vương An Thạch – người dẫn) làm khổ trăm họ. Vậy quân Đại Việt sang đánh để cứu vớt nhân dân, v.v..."

    Lý Thường Kiệt lãnh thủy binh đi từ Vĩnh An (nay là Mường Nhai, Việt Nam) đánh tiếp Khâm châu và Liêm châu (Hợp Phố); Tông Đản dẫn theo lục binh đi từ Vĩnh Bình đi lên, sau hợp với Lý Thường Kiệt đánh Ung châu. Sử chép: "Thế là người Giao quả dấy cơn phao lên là tám vạn quân". Lý và Tông thủy lục cùng tiến, thủy sư ven biển tiến lên, "Vây đánh Khâm châu, Liêm châu, bốn trại Phương Bình, Thủy Bình, Thiên Lục, Cổ Vạn của Ung châu". Tri phủ dẫn nhân dân ba châu Ung – Khâm – Liêm nghênh chiến và phát cáo thị kêu gọi người giàu xuất tiền, tư nhân bỏ của, người lao động dốc sức để giữ thành trì kiên cố chống lại quân địch, chờ đợi ngoại viện để có thể thủ thắng. Kết quả đã giáng đòn đánh trả lại địch thù, giết tổn hơn 5,000 tên, chém đầu thị chúng hơn 200 tên, khiến Lý Thường Kiệt vô cùng hoảng hốt.

    Trong cõi Quảng Tây, Trung Quốc, Lý Thường Kiệt đốt giết cướp đoạt trắng trợn, không điều gì không làm, đi đến đâu giăng cáo thị đến đó để bày tỏ "Trung Quốc làm phép thanh miêu và trợ dịch (chỉ biến pháp của Vương An Thạch – người dẫn), gây khốn cùng cho nhân dân, nay ra binh để cứu vớt cho nhau". Khi Lý Thường Kiệt lãnh binh vây đánh Khâm châu và Liêm châu đã giết hơn 8,000 người; lúc Tông Đản đánh Ung châu, Đô đốc Quảng Tây là Trương Thủ Tiết lãnh binh đến cứu Ung châu. Nhưng đầu năm 1076 khi Lý Thường Kiệt dẫn quân bộ hạ vây đánh thành Ung Châu kéo dài suốt 42 ngày chưa hạ được. Lúc ấy quân giữ thành Ung Châu chỉ có hơn 2,000 người, tri phủ Tô Giám dẫn đầu quân và dân cả thành quyết tử chiến với quân địch, theo sách sử ghi: "Người Giao vây Ung châu, tri châu Tô Giam dốc hết sức chống giữ, viện binh chưa đến, thành bèn mất, Giam không muốn chết dưới tay giặc nên đã cho ba mươi sáu người cả nhà mình chết trước, chôn xác xuống hố, rồi nổi lửa tự thiêu, người trong thành cảm kích nghĩa khí của Tô Giam, không một ai theo giặc cả". Sau khi quân Lý Thường Kiệt đánh hạ thành Ung Châu, "giết hết hơn 5 vạn 8 nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn". Theo Việt sử lược quyển 2 chép, quân bộ thuộc Lý Thường Kiệt "bèn giết hết quan dân trong thành hơn 5 vạn người. Chiến dịch đó giết hại dân ở ba châu Ung, Khâm và Liêm đến 10 vạn". Sau Lý Thường Kiệt "bắt người ba châu rút về". Lý Thường Kiệt đã tàn sát cực kỳ đẫm máu với nhân dân Trung Quốc chống xâm lược, đó là điều hiếm thấy trong lịch sử xã hội phong kiến Trung – Việt, tuy nhiên đối mặt với tên đồ tể này lại có người khen ngợi hắn hết lời, sách ghi: "Lý Thường Kiệt là một vị anh hùng dân tộc, với thiên tài thao lược và chính trị - ngoại giao lỗi lạc mới có thể kết hợp thành một nhà quân sự kiệt xuất". Việc huênh hoang khoác lác và ca tụng công đức với hành vi xâm lược của Lý Thường Kiệt đi cho là "tiên phát chế nhân" (đánh đòn phủ đầu) thật đáng tức giận, đúng là đi làm trò hề với sự thật lịch sử.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Thuốc cường dương thảo dược tốt nhất mua bán ở đâu tại TPHCM Hà Nội © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000